Mộc Bản Triều Nguyễn

Mộc bản Triều Nguyễn là loại hình tài liệu đặc biệt về hình thức, nội dung và phương thức chế tác; là bản gốc của các bộ chính văn, chính sử nổi tiếng của Việt Nam được biên soạn, khắc in chủ yếu dưới Triều Nguyễn. Mộc bản được hình thành chủ yếu bằng kỹ thuật khắc ngược ký tự Hán Nôm trên gỗ để in ra sách được sử dụng phổ biến trong thời kỳ phong kiến và còn lưu giữ được đến ngày nay.

Mộc Bản Triều Nguyễn
Mộc bản là những ván gỗ khắc chữ Hán Nôm ngược để in sách được dùng phổ biến ở Việt Nam trong thời kỳ phong kiến
Mộc Bản Triều Nguyễn

Khối Mộc bản Triều Nguyễn hiện đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV gồm 34.619 tấm, được tạm chia thành hơn 100 đầu sách với nhiều chủ đề như: lịch sử, địa lý, chính trị - xã hội, quân sự, pháp chế, văn hóa - giáo dục, tôn giáo - tư tưởng - triết học, ngôn ngữ - văn tự; văn thơ. Đây là nguồn sử liệu tin cậy, còn khá nguyên vẹn để khảo cứu, đối chiếu, phục vụ cho việc nghiên cứu lịch sử Việt Nam trên nhiều lĩnh vực.

Mộc Bản Triều Nguyễn
Mộc Bản Triều Nguyễn

Với giá trị đặc biệt về nội dung, nghệ thuật chế tác, Mộc bản Triều Nguyễn đã được UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới vào ngày 31 tháng 7 năm 2009 và trở thành Di sản Tư liệu thế giới đầu tiên của Việt Nam.

Mộc Bản Triều Nguyễn