1. Mở đầu

Triều Nguyễn là triều đại phong kiến trung ương tập quyền cuối cùng ở Việt Nam trải qua gần 150 năm tồn tại. Đây lại là thời kỳ lưu giữ số lượng văn thơ lớn nhất trong lịch sử phong kiến. Các tập thơ, văn của các vua, các ông hoàng, hay những bộ sách chính thống của nhà nước do Quốc sử quán san khắc theo chỉ dụ. Hơn nữa ngay cả các ông vua nhà Nguyễn như Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức cũng là những tác giả uyên bác trong lĩnh vực sáng tác thơ ca. Số lượng các tập thơ, văn của các vua nhà Nguyễn để lại là rất lớn.

Với học vấn uyên thâm, các vua nhà Nguyễn đã đóng góp vào nền văn học nước nhà một kho tàng văn học đặc sắc của lối văn chương bác học chốn cung đình. Trong số đó đầu tiên là vua Minh Mệnh.

Những bộ thơ ngự chế thi văn đồ sộ của Minh Mệnh hiện đang còn bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV tại Đà Lạt đã nói lên điều đó. Thơ Minh Mệnh bao quát nhiều chủ đề khác nhau, trong đó thơ về chính sự, về việc nông tang, về những hiện tượng thiên nhiên, mưa nắng, hay xen lẫn trong đó là những bài thơ tả cảnh tươi đẹp của các di tích chốn cung đình,…

Ngự chế thi

Vua Minh Mệnh (Ảnh sưu tầm)

2. Giới thiệu về bộ Ngự chế thi tập của vua Minh Mệnh

Mặc dù bộ sách Ngự chế thi của vua Minh Mệnh tại Đà Lạt không được đầy đủ về cả số quyển lẫn số tờ, nhưng đây là bản in trực tiếp từ ván in mộc bản ra, có thể coi là bản gốc. Do đó, chúng tôi vẫn muốn tập trung giới thiệu và nghiên cứu góp phần tìm hiểu khái quát thêm về thơ của Minh Mệnh qua văn bản này.

2.1 Ngự chế thi sơ tập 御 製詩 初 集

 Sách gồm 10 quyển và 2 quyển Mục lục, tổng cộng 427 tờ. Ký hiệu H83A, khổ in 18,7 x 27,5 cm. Nội dung là những bài thơ thuật hoài, vịnh cảnh thiên nhiên của vua Minh Mệnh.

Quyển mục lục 1: gồm các tờ số: 1, 5, 6, 9,10, 13, 14, 16, 20, 21, 22, 23, 28, 29, 30.

Quyển mục lục 2: còn lại 4 tờ số 19, 20, 30, 34.

Quyển 1: Gồm 22 tờ gồm: tờ số 1,2, 4, 6, 7, 8, 9, 10, 16, 17, 18, 19, 20, 23, 24, 26, 27, 33, 35, 36, 37, 39.

Quyển 2: Gồm 38 tờ gồm: tờ số 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 16, 17,18, 19, 23, 24, 35, 36, 37, 38, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 57.

Quyển 3: Gồm 43 tờ gồm: tờ số 1, 2, 5, 6, 9, 10, 14, 15, 16, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 34, 35, 40, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64.

Các quyển, 4, 5, 6, 7, 8 văn bản Ngự chế thi sơ tập của vua Thiệu Trị bị xếp nhầm sang thơ của vua Minh Mệnh. Do đó, văn bản của các quyển này cần phải nghiên cứu và chỉnh lý lại cho đúng.

Quyển 9: gồm các tờ số: 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 13, 14, 15, 16, 20, 25, 26.

Quyển 10: gồm các tờ số: 5, 6, 9, 10, 13, 14, 19, 20, 25, 26, 27, 29, 30, 33, 34,

Sai khắc bản Ngự chế thi văn sơ tập. Đại Nam thực lục ghi rằng:

命 鐫 御 製 詩 文 初 集.

先 是 六 部 內 閣 奏 請 將 明 命 十 一 年 以 前 御 製 詩 文 登 之 梨 棗 勒 為 初 集 以 光 文 治 帝 不 允. 至 是 復 合 辭 再 請 乃 許 之.

帝 親 製 詩 序 文 曰:

予 所 作 詩 章 丙 戌 前 亦 有 一 二 視 之 猶 淡 如 也 致 隨 即 遺 失. 丁 亥 以 後 觸 事擒 毫 篇什, 日 多 弗 忍 棄 置, 爰 命 抄 錄 成 集 聊 備 幾 暇 自 娛 耳. 有 請 付 剞 劂 者, 弗 許 也, 念 所 作 多 係 敬 天 愛 民, 自 訓 較 晴 課 雨 以 觀 辰 非 有 綺 麗 之 辭 悅 人 聞 聽. 豈 比 書 生 之 學 尋 章 摘 句 而 肯 與 文 人 墨 客 鬬 艷 爭 長 者 哉. 再 自 古 帝 王 制 作 詩 文 多 出 於 詞 臣 之 手 以 予 觀 之 雖 翰 林 秘 閣 以 代 王 言 用 之 誥 敕 詞 命 可 也. 至 於 詩 章 本 根 於 心 發 於 志 若 以 人 代 則 非 我 志 矣. 何 必 受 此 虛 名 為 哉. 況 人 君 非 以 能 詩 為 職 堯 舜 何 詩 乎 而 人 必 稱 堯 舜 可 知 詩 文 乃 餘 事 耳 何 必 以而 此 矜 能 倩 人 代 已 乎. 故 予 所 作 詩 文 一 字 一 句 皆 出 已 意 在 廷 臣 子 所 共 知 也. 去 年 六 部 內 閣 連 名 懇 請 刊 刻 御 製 詩 文 初 集 予 亦 未 允 所 請. 今 復 再 請 予 念 若 不 準 行 有 孤 人 望 而 近 於 矯 飾. 夫 我 越 素 稱 文 獻 自 歷 朝 建 國 其 閒 亦 多 賢 君 令 辟 天 縱 多 能 制 作 詩 文 在 所 必 有 而 紀 載 脫 簡 至 今 闕 如 惟 有 黎 聖 尊 著述 繁 富 所 傳 一 二 詩 章 膾 炙 人 口 傳 誦 至 今. 然 惜 亦 散 落 不 成 集, 帙 又 無 印 板 留 傳. 茲 若 頒 出 御 製 詩 文 亦 為 南 國 藝 林 佳 事 於 理 無 妨, 爰 如 請 行 且 舉 一 事 而 言 之, 予 萬 幾 之 暇 猶 日 事 詩 書 矧 文 學 之 士 以 此 而 顯 身 揚 名 豈 不 思 琢 磨 勉 勵 乎.以 此 而 知 感 發 興 起 至 於 成 就 則 是 集 亦 有 益 於 爾 多 士 矣 又 諭 內 閣 曰 御 製 文 初 集 內 有 朕 手 撰 年 前 諭 旨 弁 之 卷 端 即 照 此 刊 刻 足 矣, 不 必 製 序.

Phiên âm:

Mệnh tuyên Ngự chế thi văn sơ tập.

Tiên thị Lục bộ Nội các tấu thỉnh tương Minh Mệnh thập nhất niên dĩ tiền ngự chế thi văn đăng chi lê táo lặc vi sơ tập dĩ quang văn trị đế bất duẫn. Chí thị phục hợp từ tái thỉnh nãi hứa chi .

Đế thân chế thi tự văn viết:

Dư sở tác thi chương, Bính Tuất tiền diệc hữu nhất nhị thị chi do đạm như dã trí tùy tức di thất. Đinh Hợi dĩ hậu xúc sự cầm hào thiên thập, nhật đa phất nhẫn khí trí, viên mệnh sao lục thành tập liêu bị ki hạ tự ngu nhĩ. Hữu thỉnh phó kỉ quyết giả, phất hứa dã, niệm sở tác đa hệ kính thiên ái dân, tự huấn giác tình khóa vũ dĩ quan thần phi hữu khỉ lệ chi từ duyệt nhân văn thính. Khởi tỉ thư sinh chi học tầm chương trích cú nhi khẳng dữ văn nhân mặc khách đấu diễm tranh trường giả tai. Tái tự cổ đế vương chế tác thi văn đa xuất vu từ thần chi thủ dĩ dư quan chi tuy hàn lâm bí các dĩ đại vương ngôn dụng chi cáo sắc từ mệnh khả dã. Chí vu thi chương bổn căn vu tâm phát vu chí nhược dĩ nhân đại tắc phi ngã chí hĩ. Hà tất thụ thử hư danh vi tai. Huống nhân quân phi dĩ năng thi vi chức Nghiêu Thuấn hà thi hồ, nhi nhân tất xưng Nghiêu Thuấn, khả tri thi văn nãi dư sự nhĩ hà tất dĩ nhi thử căng năng thiến nhân đại dĩ hồ. Cố dư sở tác thi văn, nhất tự nhất cú giai xuất dĩ ý tại đình thần tử sở cộng tri dã. Khứ niên Lục bộ Nội các liên danh khẩn thỉnh san khắc Ngự chế thi văn sơ tập, dư diệc vị duẫn sở thỉnh. Kim phục tái thỉnh dư niệm nhược bất chuẩn hành hữu cô nhân vọng, nhi cận vu kiểu sức. Phù ngã Việt tố xưng văn hiến, tự lịch triều kiến quốc kì gian, diệc đa hiền quân lệnh tích thiên túng đa năng chế tác thi văn, tại sở tất hữu, nhi kỉ tái thoát giản, chí kim khuyết như, duy hữu Lê Thánh Tông trứ thuật phồn phú, sở truyền nhất nhị thi chương, khoái chá nhân khẩu truyện tụng chí kim. Nhiên tích diệc tán lạc bất thành tập, trật hựu vô ấn bản lưu truyền. Tư nhược ban xuất Ngự chế thi văn, diệc vi Nam quốc nghệ lâm giai sự vu lí vô phương, viên như thỉnh hành. Thả cử nhất sự nhi ngôn chi, dư vạn cơ chi hạ do nhật sự thi thư thẩn văn học chi sĩ, dĩ thử nhi hiển thân dương danh, khởi bất tư trác ma miễn lệ hồ. Dĩ thử nhi tri cảm phát hưng khởi chí vu thành tựu tắc thị tập diệc hữu ích vu nhĩ đa sĩ hĩ. Hựu dụ Nội các viết: Ngự chế văn sơ tập nội hữu trẫm thủ soạn niên tiền dụ chỉ biện chi quyển đoan tức chiếu thử san khắc túc hĩ, bất tất chế tự .

Dịch nghĩa:

“Trước là sáu bộ và Nội các tâu xin xem các bài thơ văn ngự chế từ năm Minh Mệnh thứ 11 (1830) trở về trước khắc bản in làm sơ tập, để sáng tỏ nền văn trị vua không cho. Đến nay lại cùng xin lại, vua bèn cho.

Vua thân làm bài tựa tập thơ rằng: “Thơ ta làm ra, từ năm Bính Tuất (Minh Mệnh thứ 6 [1826]) trở về trước, cũng có một đôi bài coi ra còn nhạt nhẽo, rồi cũng mất mát đi. Từ năm Đinh Hợi (Minh Mệnh thứ 8 [1827]) về sau, gặp việc là cầm bút, thơ ngày một nhiều không nỡ bỏ đi, mới sai chép thành tập, là tạm để làm vui khi rỗi việc đó thôi. Đã có lời xin đem khắc bản in, ta không cho, vì tự nghĩ, những thơ ta làm đó phần nhiều là mình tự dạy mình về đạo kính trời yêu dân, so sánh lúc tạnh lúc mưa để xem thời tiết, không có lời hoa hoè chải chuốt để cho người ta thích nghe. Không như cái học của thư sinh, tìm từng chương trích từng câu mà muốn đua đẹp tranh hay với các văn nhân mặc khách đâu. Vả lại, các bậc đế vương từ xưa làm thơ văn phần nhiều là mượn những kẻ từ thần. Theo ý ta xem thì tuy chốn Hàn lâm Bí các là để thay lời vua nói, dùng vào cáo sắc mệnh lệnh thì được, còn như văn thơ thì vốn là gốc ở lòng phát tự chí, nếu có người làm thay thì không phải là chí của mình, hà tất lại nhận cái hư danh ấy làm gì. Huống chi vua chúa không phải lấy việc hay thơ làm chức vụ. Nghiêu Thuấn ngày xưa có làm thơ đâu, mà người ta phải khen Nghiêu Thuấn. Thế mới biết thơ văn là một việc thừa đó thôi, việc gì phải khoe tài bằng thơ mà mượn người làm thay làm gì. Cho nên thơ văn ta làm, một chữ một câu đều do tự ý mình, tôi con trong triều đều biết cả. Năm ngoái sáu bộ và Nội các cùng nhau khẩn khoản xin khắc in sơ tập thi văn ngự chế, ta cũng chưa cho. Nay lại xin lại. Ta nghĩ nếu không cho làm thì phụ lòng mong muốn của người ta mong muốn, mà gần như là kiểu cách. Nước Việt ta vốn có tiếng là nước văn hiến, từ các triều xưa dựng nước cũng đã có nhiều bậc vua chúa tài giỏi, những thơ văn làm ra tất nhiên phải có, mà sách vở không chép, đến nay vẫn thiếu, chỉ có Lê Thánh Tông trước thuật rất nhiều, một vài bài còn lại, người ta đọc lấy làm khoái trá, truyền tụng đến nay, nhưng tiếc là cũng tản mát, không thành tập thành quyển, lại không có bản in để lại. Nay nếu đem những thơ văn ngự chế ban ra thì cũng là một việc hay trong làng văn nghệ nước ta, theo lẽ không có gì là hại, vì thế chuẩn cho làm như lời thỉnh cầu.

Hãy đơn cử một việc mà nói: Trẫm hằng ngày lúc nào rỗi việc một chút cũng còn chăm việc thi thư, huống chi những kẻ văn học, lấy đấy mà được hiển vinh, nổi tiếng há lại chẳng lo dùi mài cố gắng sao ! Lấy điều ấy mà biết cảm phát phấn khởi mà đến được chỗ thành công thì tập thơ này cũng có ích cho bọn văn học các ngươi vậy”.

Vua lại dụ Nội các rằng: “Trong bản Ngự chế văn sơ tập có các bài dụ chỉ do tay ta soạn năm trước đặt ở đầu quyển thì cứ thế mà khắc in cũng đủ, bất tất phải làm tựa” [1].

Trong bài tựa cho Ngự chế thi sơ tập do đích thân Minh Mệnh làm có viết như sau: “Những thơ văn ta đã làm, trước năm Bính Tuất có xem qua một hai lần, sau đó thờ ơ và thất tán dần. Từ năm Đinh Hợi 1827 về sau, văn thơ ngày một nhiều, không nỡ bỏ đi, bèn lệnh sao chép thành tập để lúc nhàn rỗi tự vui. Có lời thỉnh cầu của bề tôi xin khắc, nhưng ta chưa cho phép, vì nghĩ rằng những bài ta làm phần nhiều liên quan đến việc tự răn mình về những lẽ kính trời, yêu dân, theo dõi nắng mưa để xem thời chẳng phải là những lời hoa mỹ để vui lòng người nghe. Há lại đem so với cái học tầm chương trích cú của kẻ thư sinh, lại cùng tranh lời hay ý đẹp với văn nhân, mặc khách hay sao?

Hơn nữa các bậc đế vương thời xưa sáng tác văn chương đều do tay của từ thần soạn. Ta xem việc đó, tuy Hàn Lâm, Bí các soạn thảo cáo, sắc, từ, mệnh thay lời vua còn có thể chấp nhận được. Đến như văn thơ vốn có gốc ở tâm, phát ra ở chí. Nếu có thể lấy người khác thay mình thì không còn là chí của mình nữa. Sao lại phải tiếc cái hư danh? Huống chi người làm vua không lấy việc giỏi thơ làm chức phận. Vua Nghiêu, vua Thuấn có làm thơ đâu mà người ta vẫn cứ gọi Nghiêu, Thuấn, có thể thấy thơ văn là việc thừa vậy. Cho nên ta làm văn thơ, mỗi chữ, mỗi ý đều xuất phát từ ý của mình, và các bề tôi cũng biết điều đó. Năm ngoái lục bộ và Nội các, liên tiếp mấy người khẩn thiết xin ta cho san khắc Ngự chế thi văn sơ tập, ta chưa cho phép lời thỉnh cầu đó. Nay lại xin mệnh ta.

Ôi nước Việt Nam ta có nhiều bậc vua hiền, các triều trước dựng nước đã có nhiều bậc vua hiền, trời ban cho tài văn chương. Khi các vị ấy sống thì tác phẩm hãy còn, nhưng ghi chép bị thất lạc, đến nay còn khuyết nhiều. Duy chỉ có Lê Thánh Tông trứ thuật nhiều, mà truyền lại cũng chỉ được một hai phần. Thơ văn làm người ta thích thú và truyền tụng đến ngày nay, chỉ tiếc rằng thất lạc không thành tập, lại không có ấn bản lưu truyền. Nay nếu cho khắc in Ngự chế thi văn là việc tốt trong lĩnh vực thư tịch, trứ thuật nước Nam,… Tập này cũng có ích cho kẻ sĩ, vì thế ta làm tựa này”.[2]

 2.2. Ngự chế thi nhị tập御 製詩 二 集

 Sách gồm 10 quyển và 2 quyển Mục lục, ký hiệu H84/1 – H84/12, khổ in 19 x 27,8 cm.

Quyển mục lục 1: gồm các tờ số: 1, 2, 3, 5, 7, 10, 11, 14, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37.

Quyển mục lục 2: gồm các tờ số: 1, 2, 3, 4, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 15, 16, 20, 21, 22, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 35, 36.

Quyển 1: gồm các tờ số: 1, 4, 6, 7, 8, 9, 12, 13, 14, 15, 16, 18, 20, 21, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32.

Quyển 2: gồm các tờ số: 1, 2, 3, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 30, 31.

Quyển 3: gồm các tờ số: 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 20, 21, 22, 23, 24, 26, 28, 30, 31, 32, 33, 34, 35.

Quyển 4: gồm các tờ số: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 22, 23, 24, 25, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33.

Quyển 5: gồm các tờ số: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 13, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 29, 30, 32, 33, 34, 36, 39.

Quyển 6: gồm các tờ số: 1, 2, 3, 4, 5, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 14, 15, 16, 17, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 34, 35.

Quyển 7: gồm các tờ số: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35.

Quyển 8: gồm các tờ số: 3, 4, 5, 6, 9, 10, 11, 12, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 30, 31, 32, 33.

Quyển 9: gồm các tờ số: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 31, 32, 34.

Quyển 10: gồm các tờ số: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 38.

Sách Đại Nam thực lục cho biết: “Tập thơ ngự chế thứ hai đã khắc in xong (từ mùa xuân năm Minh Mệnh thứ 12 [1831] đến mùa đông năm thứ 13 [1832], thơ cổ thể và kim thể, gồm 10 quyển, cộng 613 bài, 2 quyển mục lục). Thưởng 100 lạng bạc cho những người chuyên biện và hội biện cùng với thợ làm. Sau đó, sai in ra, cấp cho: các hoàng tử, các tước công, các đường quan ở bộ, ở viện, ở Nội các, các quan Quốc tử giám trong Kinh, các quan tỉnh và các quan học chính ở các trực [Tả trực kỳ và Hữu trực kỳ] và các tỉnh ở ngoài, mỗi người 1 bộ” [3].

 Sách Đại Nam thực lục cho biết:

 “帝諭內閣曰御製詩初二兩集業經準依文臣所請付之剞劂其中外臣工已節次降旨賞給矣。因思詩文一道朕原不與文士爭長。但既俯徇輿情壽之梨棗亦可流惠士林其通。諭中外臣庶有願印私本者準自備紙墨就國史館藏板處印刷以廣公傳”

Phiên âm: “Đế dụ Nội các viết: Ngự chế thi sơ nhị lưỡng tập nghiệp kinh chuẩn y văn thần sở thỉnh phó chi kỉ quyết, kì trung ngoại thần công dĩ tiết thứ giáng chỉ thưởng cấp hĩ. Nhân tư thi văn nhất đạo trẫm nguyên bất dữ văn sĩ tranh trường. Đản kí phủ tuẫn dư tình thọ chi lê táo diệc khả lưu huệ sĩ lâm. Kỳ thông dụ trung ngoại thần thứ hữu nguyện ấn tư bản giả chuẩn tự bị chỉ mặc tựu quốc sử quán tàng bản xứ ấn loát dĩ quảng công truyền”.

Dịch nghĩa: Vua dụ Nội các: “Hai tập thơ Ngự chế: Sơ tập và Nhị tập, đã chuẩn y lời xin của văn thần, cho khắc in rồi. Lần lượt đã giáng chỉ thưởng cấp cho các quan trong Kinh và ngoài các tỉnh. Nhân nghĩ về thơ văn, ta không đua tài với văn sĩ, nhưng theo ý muốn của mọi người nên cho khắc in, cũng có thể làm ơn mà cho lưu hành trong đám nho sĩ. Vậy, xuống dụ quan dân trong ngoài ai muốn in riêng cho mình, thì chuẩn cho mang đủ giấy mực đến Quốc sử quán, nơi chứa ván in mà in, để rộng truyền bá”[4].

2.3. Ngự chế thi tứ tập御 製詩 四 集

 Sách gồm 10 quyển và 2 quyển Mục lục. Ký hiệu H86, khổ in 19,2 x 28,4 cm. Nội dung là những bài thơ ban tặng, cảm tác, vịnh cảnh thiên nhiên, thể hiện chí khí tình cảm của tác giả.

Quyển mục lục 2: gồm các tờ số: 1, 2, 5, 6, 8, 9, 10, 11, 12, 15, 16, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 27, 28, 29, 30.

Quyển 1: gồm các tờ số: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31.

Quyển 2: gồm các tờ số: 1, 2, 3, 4, 5, 7, 8, 9, 10, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32.

Quyển 3: gồm các tờ số: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33.

Quyển 4: gồm các tờ số: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 29, 30, 31.

Quyển 5: gồm các tờ số: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33.

Quyển 6: gồm các tờ số: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 14, 15, 16, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32.

Quyển 7: gồm các tờ số: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32.

Quyển 8: gồm các tờ số: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33.

Quyển 9: gồm các tờ số: 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32.

Quyển 10: gồm các tờ số: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 27, 28, 29, 30, 31, 32.

2.4 Ngự chế thi ngũ tập御 製詩 五集

 Sách gồm 10 quyển và 2 quyển Mục lục. Ký hiệu H87, khổ in 19,3 x 27,8 cm. Nội dung gồm những bài thơ tức sự, cảm tác, vịnh các nhân vật, cảnh thiên nhiên. Tác phẩm được sáng tác năm (1837 – 1838).

Tập thơ có bài biểu của các đình thần được in ở đầu sách nói về việc đã làm xong sách Ngự chế thi ngũ tập. Bài biểu đề ngày 29 tháng 2 năm Minh Mệnh thứ 20 (1839). Bài biểu cho biết tập thơ thứ năm này được vua Minh Mệnh sáng tác từ mùa xuân năm Minh Mệnh thứ 18 (1837) đến mùa đông năm Minh Mệnh thứ 19 (1838), tất cả là 509 bài thơ.

Quyển mục lục 1: gồm các tờ số: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 10, 15, 16, 17, 18, 20, 21, 22, 23, 24, 27, 28, 29.

Quyển mục lục 2: gồm các tờ số: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8, 9, 10, 13, 14, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30.

Quyển 1: gồm các tờ số: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 26, 27, 28, 29, 30, 31.

Quyển 2: gồm các tờ số: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 12, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 31.

Quyển 3: gồm các tờ số: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 9, 10, 11, 13, 14, 16, 17, 18, 19, 20, 23, 24, 27, 28, 29, 30, 31, 32.

Quyển 4: gồm các tờ số: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 29, 30, 31, 32.

Quyển 5: gồm các tờ số: 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 28, 29, 30, 31, 32, 34.

Quyển 6: gồm các tờ số: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31.

Quyển 7: gồm các tờ số: 1, 2, 3, 4, 5, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 16, 18, 19, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30,

Quyển 8: gồm các tờ số: 1, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 26, 27, 28, 29, 30, 31.

Quyển 9: gồm các tờ số: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 27, 28.

Quyển 10: gồm các tờ số: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 11, 12, 13, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33.

Bìa sách Ngự chế thi lục tập

2.5. Ngự chế thi lục tập御 製詩 六 集

Sách gồm 10 quyển và 2 quyển Mục lục. Ký hiệu H88, khổ in 19,3 x 27,8 cm. Nội dung những bài thơ vịnh cảnh thiên nhiên.

Quyển mục lục 1: gồm các tờ số: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 11, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 26, 27, 28.

Quyển mục lục 2: gồm các tờ số: 1, 2, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29,

Quyển 1: gồm các tờ số: 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 21, 22, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33.

Quyển 2: gồm các tờ số: 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31.

Quyển 3: gồm các tờ số: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31.

Quyển 4: gồm các tờ số: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 31, 32.

Quyển 5: gồm các tờ số: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 33, 34, 35, 36, 37, 38.

Quyển 6: gồm các tờ số: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32.

Quyển 7: gồm các tờ số: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 19, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 31.

Quyển 8: gồm các tờ số: 1, 2, 3, 4, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30.

Quyển 9: gồm các tờ số: 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29.

Quyển 10: gồm các tờ số: 1, 2, 3, 4, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 28, 29, 30.

Tập thơ thứ sáu này được vua Thiệu Trị thay cha in năm 1841, trước khi in vua có đích thân làm bài Bạt đặt ở cuối tập thơ. Sách Đại Nam thực lục có chép rằng:

張 登 桂 林 維 浹 奏 言:

聖 製 詩 六 集 文 二 集 付 梓 後 請 御 製 序 文 弁 簡 端

帝 曰 詩 文 有 序 有 跋 序 尊 者 之 辭 跋 俾 者 之 辭 我 皇 考 詩 文 予 小 子 跋 焉 可 也 序 惡 乎 敢 乃 親 製 跋 文 以 繫 之 復 命 機 密 內 閣 諸 臣 為 識 語 附 其 後 天 機 預 兆 詩 集 準 閣 臣 阮 廷 賓 等 為 之 跋.

Phiên âm: Trương Đăng Quế Lâm Duy Tiếp tấu ngôn: Thánh chế thi lục tập văn nhị tập phó tử hậu thỉnh ngự chế tự văn biện giản đoan.
Đế viết: thi văn hữu Tự, hữu Bạt, tự tôn giả chi từ, bạt tỉ giả chi từ. Ngã hoàng khảo thi văn, dư tiểu tử bạt yên khả dã, tự ác hồ cảm, nãi thân chế bạt văn dĩ hệ chi. Phục mệnh Cơ Mật Nội Các chư thần vi thức ngữ phụ kì hậu, Thiên cơ dự triệu thi tập chuẩn các thần Nguyễn Đình Tân đẳng vi chi bạt.

Dịch nghĩa:

Trương Đăng Quế và Lâm Duy Thiếp tâu rằng: “Tập thơ thứ sáu và tập văn thứ hai của Tiên đế làm ra, sau khi khắc xong, xin nhà vua làm bài tựa nêu lên đầu tập”. Vua nói: “Các tập văn thơ, có bài Tựa, có bài Bạt, nhưng Tựa là lời của người trên, Bạt là lời của người dưới. Đối với thơ văn của Hoàng khảo ta, ta là con, chỉ làm bài Bạt là phải, còn Tựa đâu dám ?”. Vua bèn thân làm bài Bạt phụ ở dưới. Lại sai các quan ở Cơ mật và Nội các làm lời Chí phụ sau tập. Còn về tập thơ Thiên cơ dự triệu thì sai Các thần là bọn Nguyễn Đình Tân làm bài Bạt”[5].

Như vậy, theo thống kê thì từ năm Đinh Hợi 1827 đến năm Mậu Tuất 1838, thơ Ngự chế của hoàng đế Minh Mệnh đã khắc in được 5 tập, sơ tập đến ngũ tập. Còn từ năm 1839 đến năm 1840 vua Minh Mệnh còn làm thêm được 573 bài nữa, số thơ này được khắc in thành Ngự chế thi lục tập.

頒 給 聖 製 詩 文 天 機 預 兆 詩 集:

諭 曰:自 古 虞 歌 周 雅 後 世 奉 為彝 章 天 球 河 圖 歷 代 傳 為 至 寶 此 皆 道 在 兩 閒 垂 於 悠 久 也 我皇 考 聖 祖 仁 皇 帝 神 授 多 能 天 縱 至 神 蘊 之 為 道 德 發 之 為 文 章 遵 自 明 命 丁 亥 至 于 戊 戌 詩 有 初 二 三 四 五 諸 集 庚 辰 迄 于 庚 寅 文 有 初 集 經 已 刊 刻 頒 行 惟 自 己 亥 至 庚 子 詩 五 百 七 十 三 篇 辛 卯 至 庚 子 文 二 百 四 十 七 篇 與 夫 天 機 預 兆 詩 二 百 篇 皆 所 以 闡 造 化 之 微 發 天 下 之 賾 也 朕 仰 聖 謨 感 懷 手 澤 嗣 服 云 初 首 先 恭 檢 敬 上 為 聖 製 詩 六 集 聖 製 文 二 集 跋 文 附 于 集 後 併 命 剞 劂 壽 諸 梨 棗 紹 治 元 年 告 竣 裝 潢 成 帙 恭 進 凡 筵 再 奉 置 几 案 日 夕 恭 瞻 茲 升 祔 禮 成 追 想 如 天 之 功 德 曷 罄 形 容 仰 瞻 倬 漢 之 文 章 長 留 執 範 當 與 四 海 準 之 百 世 傳 之 共 垂 永 久 其 自 皇 子 皇 親 在 廷 臣 工 及 來 京 會 班 諸 大 員 南 北 諸 直 省 國 子 監 學 政 堂 賞 給 各 一 部.

Phiên âm: Ban cấp thánh chế thi văn thiên ki dự triệu thi tập.

Dụ viết: Tự cổ Ngu ca, Chu nhã, hậu thế phụng vi di chương, thiên cầu, hà đồ lịch đại truyền vi chí bảo. Thử giai đạo tại lưỡng gian thùy vu du cửu dã. Ngã hoàng khảo Thánh Tổ Nhân Hoàng Đế thần thụ đa năng thiên túng, chí thần uẩn chi, vi đạo đức phát chi vi văn chương. Tuân tự Minh Mệnh Đinh Hợi chí vu Mậu Tuất, thi hữu sơ, nhị, tam, tứ, ngũ, chư tập, Canh Thìn hất vu Canh Dần văn hữu sơ tập, kinh dĩ khan khắc ban hành. Duy tự Kỉ Hợi chí Canh Tí thi ngũ bách thất thập tam thiên, Tân Mão chí Canh Tí văn nhị bách tứ thập thất thiên, dữ phù Thiên cơ dự triệu thi nhị bách thiên, giai sở dĩ xiển tạo hóa chi vi, phát thiên hạ chi trách dã. Trẫm ngưỡng thánh mô, cảm hoài thủ trạch, tự phục vân sơ thủ tiên cung kiểm kính thượng vi Thánh chế thi lục tập Thánh chế văn nhị tập, bạt văn phụ vu tập hậu, tinh mệnh kỉ quyết thọ chư lê táo. Thiệu Trị nguyên niên cáo thuân trang hoàng thành trật, cung tiến phàm diên tái phụng trí kỉ án, nhật tịch cung chiêm. Tư thăng phụ lễ thành truy tưởng như thiên chi công đức hạt khánh, hình dung ngưỡng chiêm trác Hán chi văn chương trường lưu, chấp phạm đương dữ tứ hải chuẩn chi bách thế truyền chi cộng thùy vĩnh cửu. Kì tự hoàng tử hoàng thân tại đình thần công cập lai kinh hội ban chư đại viên Nam Bắc chư trực tỉnh Quốc tử giám Học chính đường thưởng cấp các nhất bộ.

Dịch nghĩa:

Ban cấp tập Thánh chế thi văn và tập thơ Thiên cơ dự triệu. Dụ rằng:

“Từ xưa, khúc Ca nhà Ngu, thiên Nhã nhà Chu, đời sau giữ làm văn khuôn phép ; khánh ngọc thiên cầu, bức đồ sông Hà, các đời truyền làm vật rất báu. Đó đều là đạo ở trong trời đất mà còn mãi về lâu dài. Đức Hoàng khảo Thánh tổ Nhân hoàng đế ta, bậc nhiều tài, chí thánh, thần giúp, trời cho, ấp ủ là đạo đức, phát ra là văn chương. Nhớ lại từ niên hiệu Minh Mệnh năm Đinh Hợi [1827] đến năm Mậu Tuất [1838], về thơ có tập đầu và các tập II, III, IV, V từ năm Canh Thìn [1820] đến năm Canh Dần [1830], về văn có tập đầu, đều đã khắc in, ban hành. Duy từ năm Kỷ Hợi [1839] đến năm Canh Tý [1840], thơ 573 bài ; từ năm Tân Mão [1831] đến năm Canh Tý [1840], văn 247 bài cùng là thơ “Thiên cơ dự triệu” 200 bài, đều đã mở được cái huyền vi của tạo hoá, phát được cái sâu nhiệm của thiên hạ. Trẫm kính mộ mưu mô của ngài, cảm nhớ công ơn do tay ngài sáng tác, khi mới nối ngôi, trước hết kính kiểm các sáng tác của ngài trình bày làm thơ Thánh chế tập thứ VI và văn Thánh chế tập thứ II, viết bài Bạt phụ ở sau tập và sai đem khắc, in thành sách để lâu dài. Năm đầu Thiệu Trị [1841] khắc in xong, sửa đóng thành bộ, kính dâng lên bàn thờ, lại đặt trên án, ngày đêm kính xem. Nay, lễ Thăng phụ làm xong, tưởng đến công đức như trời cao, hình dung sao hết, ngước trông văn chương của ngài như sông Hán ngời sáng, khuôn phép còn lưu, nên cùng thiên hạ noi giữ, trăm đời cùng truyền, để lại lâu dài mãi mãi. Từ hoàng tử, hoàng thân đến các quan chức tại triều và các quan to về Kinh họp ban, Quốc tử giám và Học chính đường ở các trực, các tỉnh Nam, Bắc đều thưởng cấp cho 1 bộ”[6].

聖 製 詩 六 集 文 二 集 天 機 預 兆 詩 集 刊 刻 成,命 內 閣 敬 謹 緗 帙. 帝 因 朔 奠 以 進 禮 成 泣 謂 群 臣 曰: 自 古 帝 王著 作 多 矣.其 中 真 贗 不 可 不 辦 如 清 高尊 生 於 雍 和 宮 而 仁 尊 賀壽 詩 註 云 生 於 山 莊 都 福 庭 至 道 光 帝 檢 正 其 非 始 知 是 詞 臣 代 註 之謬 高 尊 仁 尊 是 古 來 右 文 之 君 猶 且 如 此 況 其 他 乎 所 謂 雖 多 亦 奚 以 為 真 可 笑 也 其 在 我 南 歷 朝 丁 李陳 黎 稱 為 文 明 而 詩 文 之 傳 世 者 鮮 矣 惟 黎 聖 尊 著 作 尚 存 一 二 就 中 出 於 詞 臣 阮 直 武 覽 等 附 註 批 評 殆 居 其 半.

Phiên âm: Thánh chế Thi lục tập, Văn nhị tập, Thiên cơ dự triệu thi tập san khắc thành, mệnh Nội Các kính cẩn tương trật. Đế nhân sóc điện dĩ tiến lễ thành khấp vị quần thần viết: Tự cổ đế vương trứ tác đa hĩ. Kì trung chân nhạn bất khả bất bạn như: Thanh Cao Tông sinh vu Ung Hòa cung nhi Nhân Tông hạ thọ thi chú vân sinh vu sơn trang Đô Phúc đình chí Đạo Quang Đế kiểm chính kì phi thủy tri thị từ thần đại chú chi mậu. Cao Tông Nhân Tông thị cổ lai hữu văn chi quân, do thả như thử huống kì tha hồ? Sở vị tuy đa diệc hề dĩ vi chân khả tiếu dã . Kì tại ngã Nam lịch triều Đinh, Lí, Trần, Lê xưng vi văn minh nhi thi văn chi truyền thế giả tiên hĩ. Duy Lê Thánh Tông trứ tác thượng tồn nhất nhị tựu trung xuất vu từ thần Nguyễn Trực, Vũ Lãm đẳng phụ chú phê bình đãi cư kì bán .

Dịch nghĩa:

“Tập thơ thứ 6, tập văn thứ 2 và tập thơ “Thiên cơ dự triệu” của Tiên đế làm ra, đã khắc in xong. Sai Nội các kính cẩn bọc bìa lụa. Vua nhân cúng ngày mồng một, dâng các tập tâu ấy lên bàn thờ. Làm lễ xong, vua khóc, bảo quần thần rằng: “Các đế vương ngày xưa trước tác cũng nhiều, nhưng trong ấy có việc nói thực, việc nói sai, cần phải biện bạch cho rõ, như: Cao Tông nhà Thanh sinh ở cung Ung Hoà, mà thơ mừng thọ của Nhân Tông lại chua rằng sinh ở Đô Phúc đình nơi sơn trang ; đến Đạo Quang đế đính chính lại cái sai ấy, mới biết là do từ thần chua lầm. Cao Tông, Nhân Tông đều là vua xưa biết trọng văn học, mà còn như thế, huống chi người khác ? Thế mới gọi là “dẫu nhiều cũng chẳng làm gì”. Đáng cười thật ! nước Nam ta, các triều đại Đinh, Lý, Trần, Lê, gọi là văn minh, thế mà thơ văn truyền lại đời sau cũng ít ; duy có những trước tác của Lê Thánh Tông còn được 1 – 2 phần, tựu trung những bài ấy do bọn từ thần Nguyễn Trực và Vũ Lãm phụ chú và phê bình, gần đến một nửa”[7].

Lại bảo bọn đại thần là Trương Đăng Quế, Nội các là Lâm Duy Thiếp rằng: “Hoàng khảo ta, trời cho nhiều tài năng, thơ văn ngày một phong phú, những thơ làm ra từ tập đầu đến tập thứ năm, các bài văn ở sơ tập, và các tập thơ Tiễu bình Nam Bắc Xiêm khấu nghịch phỉ, cùng là các bài minh khắc vào cổ khí, đều đã khắc in, ban hành khắp thiên hạ; duy còn tập thơ thứ sáu, tập văn thứ hai và tập thơ Thiên cơ dự triệu chưa khắc in được, và một thiên “Trù biên” chưa kịp làm xong, thành ra bỏ dở. Văn chương rực rỡ của Hoàng khảo ta do chính tay ngài viết ra, nét chữ còn mới. Đau xót biết nhường nào ! Lũ các khanh nên hội đồng xem xét làm ngay, nối với các tập trước đưa ra khắc in, để có thể tuyên dương trị hoá văn minh của Hoàng khảo ta đến muôn vàn đời. (Tập thơ thứ sáu từ năm Kỷ Hợi [1839] đến năm Canh Tý [1840] được 573 bài, đóng thành 10 quyển ; tập văn thứ hai từ năm Tân Mão [1831] đến năm Canh Tý [1840] được 247 thiên, đóng thành 10 quyển ; trong đó mục lục 1 quyển, dụ, chương 8 quyển, các bài tự, ký, minh, câu đối, điền từ, văn dụ tế thì xếp làm quyển cuối)”[8].

Là người đứng đầu của một vương triều, với biết bao bận rộn của công việc triều chính mà tác giả đã để lại cho đời sau một kho tàng di sản văn hoá thật quý giá. Những tác phẩm mà chúng tôi thống kê ở trên tại kho chuyên dụng Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV là một trong số những tác phẩm còn lại bản gốc Mộc bản. Thông qua việc thống kê, giới thiệu những tác phẩm này đến với các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước yêu thích và đam mê nền văn hoá cùng niềm say mê dòng văn học bác học chốn cung đình. Đây cũng là một nguồn tư liệu hết sức phong phú để nghiên cứu nhiều vấn đề về lịch sử văn hoá của triều Nguyễn.

3. Nội dung cơ bản trong Ngự chế thi của Minh Mệnh

Trong toàn bộ Ngự chế thi của Mình từ Sơ tập đến Lục tập vua Minh Mệnh cũng chỉ nhận xét là: “những bài ta làm phần nhiểu liên quan đến việc tự răn mình về những lẽ kính trời, yêu dân, theo dõi nắng mưa để xem thời chẳng phải là những lời hoa mỹ để vui lòng người nghe. Há lại đem so với cái học tầm chương trích cú của kẻ thư sinh, lại cùng tranh lời hay ý đẹp với văn nhân, mặc khách hay sao”[9]. Như vậy, qua lời nhận xét của đích thân vua Minh Mệnh, người đọc có thể cảm nhận được những thể tài mà Minh Mệnh đề cập đến trong thơ của mình. Đó phần nhiều là những bài thơ về việc chính sự, thơ về thời tiết, thơ về tự răn mình, thơ về việc nông tang, thơ vịnh sử,…

Vua Thiệu Trị khi nhận xét về thơ của cha có viết: “恭讀御製詩六集御製文二集鏗乎典謨訓誥之音煥乎雅頌治平之迹文教大興士風丕振天下知有圖籍典墳之富文章性命之淵皆自上有以鼓舞作成之也” (Cung độc Ngự chế thi lục tập, Ngự chế văn nhị tập, khanh hồ Điển, Mô, Huấn, Cáo chi âm, hoán hồ Nhã, Tụng trị bình chi tích. Văn giáo đại hưng, sĩ phong phi trấn, thiên hạ tri hữu đồ tịch điển phần chi phú, văn chương tính mệnh chi uyên, giai tự thượng hữu dĩ cổ vũ tác thành chi dã.)

“Kính đọc 6 tập thơ ngự chế, 2 tập văn ngự chế ; sang sảng những tiếng hay như Điển, Mô, Huấn, Cáo đời xưa, chói lọi những vết tốt như Nhã, Tụng trị bình đời trước. Văn giáo rất mở mang, sĩ phong rất phấn chấn, làm cho thiên hạ được biết nước ta có sự phong phú về sách vở, kinh điển, có nguồn gốc của văn chương tính mệnh, đều là bởi tự ngài cổ vũ, tác thành cho cả”[10].

Chính vua Minh Mệnh cũng nói về việc làm thơ rằng: “帝御文明殿命侍臣張登桂讀御製詩,謂之曰詩所以陶淑性靈賢於他好。但帝王之學與書生異雖吟詠之中亦當寓君國子民底意不然亦一文士耳。何足尚哉。朕觀古帝王詩惟唐文皇篇最好其詞意工麗格調新奇,非人所能及就中多是林泉意味非帝王廟堂氣象殆與文士爭奇競巧者流也。清乾隆詩多牽彊鄙陋無足道者而當日侍從曾無一人匡正,至今讀之遂為笑柄是以朕每有著作悉以示卿等者蓋欲參之眾見也。而卿等曾無異說不知朕詩果已典雅可傳之後世否邪。古人行文以一字不可增一字不可減為貴古詩云:細雨魚兒出,微風燕子斜後人稱為傑作,自朕觀之出字不如用上字兒子二字亦是補足豈非猶可刪減乎?

“Đế ngự Văn Minh điện mệnh thị thần Trương Đăng Quế độc Ngự chế thi, vị chi viết: Thi sở dĩ đào thục tính linh hiền ư tha hảo. Đãn đế vương chi học dữ thư sinh dị tuy ngâm vịnh chi trung diệc đương ngụ quân quốc tử dân để ý. Bất nhiên diệc nhất văn sĩ nhĩ, hà túc thượng tai. Trẫm quan cổ đế vương thi duy Đường Văn Hoàng thiên tối hảo, kì từ ý công lệ cách điều tân kì, phi nhân sở năng cập tựu trung đa thị lâm tuyền ý vị, phi đế vương miếu đường khí tượng đãi dữ văn sĩ tranh kì cạnh xảo giả lưu dã. Thanh Càn Long thi đa khiên cưỡng bỉ lậu vô túc đạo giả nhi đương nhật thị tòng tằng vô nhất nhân khuông chánh, chí kim độc chi toại vi tiếu bính. Thị dĩ trẫm mỗi hữu trứ tác tất dĩ kì khanh đẳng giả, cái dục tham chi chúng kiến dã. Nhi khanh đẳng tằng vô dị thuyết bất tri trẫm thi quả dĩ điển nhã khả truyền chi hậu thế phủ da. Cổ nhân hành văn dĩ nhất tự bất khả tăng nhất tự bất khả giảm vi quý cổ thi vân: Tế vũ ngư nhi xuất, vi phong yến tử tà hậu nhân xưng vi kiệt tác, tự trẫm quan chi xuất tự bất như dụng thướng tự, nhi tử nhị tự diệc thị bổ túc khởi phi do khả san giảm hồ”.

“Vua ngự điện Văn Minh, sai thị thần là Trương Đăng Quế đọc bài thơ ngự chế và bảo rằng: Thơ là để rèn luyện linh tính còn hơn cái sở thích khác. Nhưng việc học của đế vương khác với thư sinh, dẫu trong khi ngâm vịnh, cũng có ngụ ý làm chủ nước, yêu nuôi dân. Nếu không thế, cũng là một văn sĩ thôi, thì có quý gì ? Ta xem thơ của đế vương đời xưa, duy có Đường Văn Hoàng [Thái tông] là hơn cả. Về lời lẽ ý tứ khéo léo, đẹp đẽ, cách điệu mới mẻ lạ lùng, không phải người ta có thể theo kịp. Nhưng ở trong phần nhiều là ý vị về cảnh lâm tuyền, không phải khí tượng đế vương miếu đường, cùng tựa như bọn văn sĩ tranh lạ đua khéo thôi. Còn thơ của Càn Long đời Thanh phần nhiều ép gượng, bỉ lậu, không đáng nói đến, mà người thị tụng bấy giờ, không có một ai sửa nắn lại, đến nay đọc đến, chỉ là cái trò cười. Vì thế, ta mỗi khi trước tác, đều đem bàn với bọn khanh, đó là muốn tham khảo ý kiến của nhiều người. Mà bọn khanh không có nói ý kiến gì lạ, chả biết thơ của ta, quả đã điển nhã có thể truyền cho đời sau được hay không ? Người xưa làm văn không thể thêm được một chữ, không thể bớt được một chữ làm quý, như thơ cổ có câu “Tế vũ ngư nhi xuất, vi phong yến tử tà” nghĩa là: mưa lún phún, con cá bơi ra, gió hây hẩy, chim én lượn thấp”. Người sau khen là tác phẩm hay hơn cả, tự ta xem ra, chữ “xuất” không bằng dùng chữ “thướng” [thướng nghĩa là lên] 2 chữ “nhi, tử” [đều là con] cũng là bổ thêm cho đủ chữ há chẳng là còn có thể bỏ bớt đi được ư ?”[11].

Khi bề tôi dâng biểu cảm tạ vì được vua Minh Mệnh ban thơ ngự chế, nhà vua đã dụ các bề tôi rằng:

帝諭之曰朕之所作不求工巧只信口率吟以言志。爾其所賜篇什皆朕敬天憂民課晴量雨之作,俾卿等知朕本意非務綺麗之辭與文士爭長業已面謝足矣. 何必多此一著徒增文飾. 若玩味其中念朕之焦勞有所感發各展猷為匡朕不逮俾政臻上理中外义康是朕所賜詩章乃非虛舉則朕之欣悅為何如哉。儻徒事粉飾為儀文恐或至上下文恬武熙之怠何能效唐虞賡歌喜起之風是為無益朕寔不取焉。嗣後賞賜詩文毋須陳謝為也。

Phiên âm: “Đế dụ chi viết: Trẫm chi sở tác bất cầu công xảo, chỉ tín khẩu suất ngâm dĩ ngôn chí. Nhĩ kì sở tứ thiên thập giai trẫm kính thiên ưu dân, khóa tình lượng vũ chi tác, tỉ khanh đẳng tri trẫm bản ý phi vụ ỷ lệ chi từ dữ văn sĩ tranh trường nghiệp dĩ diện tạ túc hĩ. Hà tất đa thử nhất trứ đồ tăng văn sức. Nhược ngoạn vị kì trung niệm trẫm chi tiêu lao hữu sở cảm phát, các triển du vi khuông trẫm bất đãi tỉ chính trăn thượng lí, trung ngoại nghĩa khang, thị trẫm sở tứ thi chương, nãi phi hư, cử tắc trẫm chi hân duyệt vi hà như tai. Thảng đồ sự phấn sức vi nghi văn khủng hoặc chí thượng hạ văn điềm võ hi chi đãi, hà năng hiệu Đường Ngu canh ca hỉ khởi chi phong thị vi vô ích. Trẫm thực bất thủ yên. Tự hậu thưởng tứ thi văn vô tu trần tạ vi dã”.

Dịch nghĩa: Vua dụ rằng “Thơ trẫm làm không cần khéo léo, chỉ luôn miệng ngâm ra để nói chí mình thôi. Những bài ban cho ấy đều nói về việc kính trời lo dân, mong tạnh cầu mưa, để các khanh biết ý trẫm, không phải vụ lời văn hoa mà đua hay với văn sĩ đâu. Các khanh đã tạ trước mặt ta là đủ rồi, cần gì làm biểu, chỉ thêm văn sức. Nếu ngẫm nghĩ những bài thơ ấy mà biết trẫm khó nhọc, thì nên cảm động mà thi thố mưu mô để giúp trẫm những việc không nghĩ đến, cho chính sự tốt đẹp, trong ngoài yên vui, thế là trẫm cho thơ mới không phải là vô ích, thì trẫm vui mừng biết là nhường nào. Nếu chỉ trang sức hư văn thì sợ văn võ trên dưới sẽ chơi đùa trễ nải, không bắt chước được thói Đường Ngu nối hát vui mừng thì cũng vô ích, trẫm chẳng khen đâu. Tự sau có thơ văn gì, không phải trần tạ nữa”.

3.1. Thơ về chính sự

Trong Ngự chế thi của mình Minh Mệnh đã làm nhiều bài thơ về chính sự, làm thơ để nói về việc nước, lo lắng cho dân tình. Có thể nghe tin tấu báo của các địa phương về mùa màng bội thu hay thất bát vua đều có làm thơ để ghi lại việc vui hay buồn. Hay như việc tiễu bình là một việc quan trọng nhằm đảm bảo an ninh cho đất nước, do đó vua Minh Mệnh cũng rất quan tâm, ngài theo dõi sát sao những tin tức từ các nơi ở miền Bắc và miền Nam báo về. Trong tờ dụ Bộ lễ có đoạn: “đầu tháng giêng năm mới, ở kinh mưa kéo dài mấy ngày liền, nhưng sau ngày 10 lại nắng nóng liên tục không giọt mưa xuân. Hôm qua trẫm đã thành tâm lặng lẽ cầu mưa và đã làm nhiều bài thơ. Nửa đêm hôm nay ơn trời ban cho mưa lớn thâu đêm, đến sang vẫn còn tí tách mãi. Trẫm vô cùng cảm kích kính ngưỡng. Hiện nay hoa màu ở các huyện kinh kỳ đều đủ nước tốt tươi. Không biết phía nam và phía bắc kinh kỳ có cùng được mưa tưới khắp không. Trừ ba trấn Quãng Ngãi, Sơn Tây và Sơn Nam, trước đây đã tâu báo có mưa và từ Bình Thuận vào nam khí hậu có khác, lúa đông đã chín ra. Còn phía nam, từ Quảng Nam tới Bình Hòa, phía bắc từ Quảng Trị tới Bắc Thành, truyền bộ Lễ truyền chỉ bằng ngựa hỏi xem gần đây có mưa xuân, hoa màu có được tốt tươi không? Phải lập tức tâu rõ sự thực để trẫm khỏi mong…”[12]

Hay khi nghe Bố chính sứ Nghệ An Nguyễn Đình Hưng tấu báo rằng toàn tỉnh Nghệ An vụ hè lúa đã chín, sai người đến xem xét, cùng theo lời tâu bẩm của các phủ huyện thì trong năm nay sau khi cấy xong lúa vụ hè từ tháng chạp năm ngoái, có mưa nắng đúng lúc, lúa trồng sớm hay chậm, trồng ở cao hay thấp đều tươi tốt. Đến hè lúc lúa trổ bông lại được mưa ngọt tràn về, thân gốc đều đẫm nước nở hoa kết hạt, đến khi lúa chín được bội thu lại đi hỏi dân gian thì họ đều ngợi khen từ trước đến nay chưa hề thu hoạch nhiều như thế. Nghe lời tâu ta rất vui vẻ an tâm. Nghệ An đất không được phì nhiêu, người quen cần cù, gần đây đạo tặc diệt trừ, làng xóm yên vui, nay được mùa tức đời sống người dân càng no đủ. Chỉ mong ước đã nhờ ơn trời có mùa hạ, cầu xin lại có mùa thu nữa, để yên ổn lại càng yên ổn hơn, được mùa lại được mùa nữa.

Bài thơ của vua Minh Mệnh như sau: 茲據乂安布政使阮廷興奏稱乂安全省夏禾告熟均得上豐詩以誌喜 (Tư cứ Nghệ An Bố chánh sứ Nguyễn Đình Hưng tấu xưng Nghệ An toàn tỉnh hạ hòa cáo thục quân đắc thượng phong thi dĩ chí hỉ).

乂 安 歲 順 雨 和 暘, 夏 熟 今 年 獲 倍 常.

早 晚 千 疇 欣上 稔, 高 低 一 律 幸 豐 穰.

閭 閻 有 賴 多 囷 穀, 行 旅 無 虞 弗 裏 粮.

瞬 息 又 將 秋 務 至, 籲 祈 重 睹 萬 農 慶

Phiên âm: Nghệ An tuế thuận vũ hòa dương, Hạ thục kim niên hoạch bội thường.

Tảo vãn thiên trù hân thượng nẫm, Cao đê nhất luật hạnh phong nhương.

Lư diêm hữu lại đa khuân cốc, Hành lữ vô ngu phất lý lương.

Thuấn tức hựu tương thu vụ chí, Dụ kì trùng đổ vạn nông khương.

Tạm dịch:

Tỉnh Nghệ An năm nay nắng mưa thuận lợi,

Mùa hạ năm nay thu hoạch gấp bội.

Hàng ngàn mảnh ruộng trồng sớm vui mừng được lúa thượng hạng,

Hàng loạt các ruộng cao hay thấp đều thu hoạch dồi dào.

Hàng xóm lại cậy có nhiều vựa thóc,

Người ở xa không phải lo lắng vì thiếu lượng thực.

Chớp mắt lại sắp đến vụ thu,

Cầu mong sao cho lại được thấy người dân thêm mừng vui.

(Ngự chế thi lục tập, quyển 2, trang 28).

Đặc biệt, trong ngự chế thi Minh Mệnh đã làm rất nhiều bài thơ liên quan đến việc tiễu bình thổ phỉ ở Bắc kì và Nam kì. Thời Minh Mệnh đất nước tuy phát triển hùng mạnh, nhưng âm vang của những biến động thời cuộc và lịch sử vẫn còn sách động những kẻ nhiều tham vọng. Ở miền Bắc là những người mượn danh nghĩa hoài Lê luôn tìm dịp nổi dậy chống triều đình. Ở miền Nam thì những người đã từng gắn bó quyền lợi với Hoàng tử Cảnh, nhất là loại con buôn chính trị, luôn tìm cơ hội để lay chuyển thời cuộc. Do đó, mà dưới thời Minh Mệnh ở miền Bắc có các cuộc nổi dậy của Phan Bá Vành, Lê Duy Lương, Nồng Văn Vân, ở miền Nam có Lê Văn Khôi. Thanh thế một số cuộc nổi dậy rất mạnh nhưng may triều đình có nhiều người cầm quân giỏi như Phan Văn Thúy, Trương Minh Giảng, Tạ Quang Cự…nên các cuộc nổi dậy đều bị dẹp yên. Những bài thơ này lúc đầu được in chung trong ngự chế thi tam tập nhưng sau cho in riêng thành hai tập thơ khác nhau là Khâm định tiễu bình Bắc kì nghịch phỉ thi tập và… trong bài thơ: 本日據總督勦捕寧平土匪軍務謝光巨參贊黃登慎阮登楷馳奏已克復芝泥屯再籌擬直搗山音賊巢詩以誌喜 (Bổn nhật cứ Tổng đốc tiễu bổ Ninh Bình thổ phỉ Quân vụ Tạ Quang Cự Tham Tán Hoàng Đăng Thận Nguyễn Đăng Khải trì tấu dĩ khắc phục Chi Nê đồn tái trù nghĩ trực đảo sơn âm tặc sào thi dĩ chí hỉ). 茲 據 總 督 勦 捕 寧 平 土 匪 軍 務 謝 光 巨 參 贊 黃 登 慎 阮 登 楷 奏 報 攻 破 赤 土 匪 屯 並 籌 擬 進 首 芝 泥 屯 詩 以 誌 事 (Tư cứ Tổng đốc tiễu bổ Ninh Bình thổ phỉ quân vụ Tạ Quang Cự Tham tán Hoàng Đăng Thận, Nguyễn Đăng Khải tấu báo công phá xích thổ phỉ đồn tịnh trù nghĩ tiến thủ Chi Nê đồn thi dĩ chí sự); 本 日 據 總 督捕 寧 平 土 匪 軍 務 謝 光 巨 參 贊 黃 登 慎 阮 登 楷 馳 奏 已 克 復 芝 泥 屯 再 籌 擬 直 搗 山 音 賊 巢 詩 以 誌 喜 (Bổn nhật cứ Tổng đốc tiễu bổ Ninh Bình thổ phỉ quân vụ Tạ Quang Cự Tham tán Hoàng Đăng Thận Nguyễn Đăng Khải trì tấu dĩ khắc phục Chi Nê đồn tái trù nghĩ trực đảo âm tặc sào thi dĩ chí hỉ); 茲 據 總 督 軍 務 謝 光 巨 參 贊 黃 登 慎 奏 報 分 兵 直 搗 山 音 賊 巢 已 四 散 奔 潰 詩 以 誌 事 (Tư cứ Tổng đốc quân vụ Tạ Quang Cự Tham tán Hoàng Đăng Thận tấu báo phân binh trực đảo sơn âm tặc sào dĩ tứ tán bôn hội thi dĩ chí sự)

3.2. Thơ về thiên nhiên thời tiết

Trong Ngự chế thi, các bài thơ mà vua Minh Mệnh làm về việc theo dõi nắng mưa, cầu mưa cầu tạnh để biết thời chiếm số lượng gần 600 bài. Riêng về những bài thơ làm về Vũ (mưa) chiếm số lượng hơn 300 bài. Mưa trong thơ Minh Mệnh có nhiều vấn đề cần phải nói tới, những cơn mưa “vàng” khi hạn nắng lâu ngày, những cơn mưa xuân làm ướt cành lá (微雨 Vi vũ –mưa phùn), (細雨 Tế vũ – mưa nhỏ), hay những cơn mưa bất chợt (雨後快晴 Vũ hậu khoái tình – Mưa xong nắng liền), (陣雨 Trận vũ – Trận mưa). Hay có những cơn mưa làm vua thích thú như (喜雨 Hỉ vũ – Thích vũ), (對雨觀書 Đối vũ quan thư – Trước mưa xem sách). Nhưng cũng có những cơn mưa nhà vua cảm thấy xót xa cho người nông dân một nắng hai sương phơi muối rồi đột ngột gặp mưa (晒鹽逢雨 Sái diêm phùng vũ – Phơi muối gặp mưa). Tuy nhiên, phần nhiều những bài thơ về vũ gắn liền với tâm trạng của vị hoàng đế chỉ xem làm thơ để ghi lại việc nắng mưa cầu mưa cầu tạnh, những bài thơ như (望雨 Vọng vũ – Trông mưa) xuất hiện với tần xuất nhiều trong thơ, rồi những bài thơ như (祈雨 Kì vũ – cầu mưa) cũng là để thể hiện sự quan tâm của Minh Mệnh đối với nền nông nghiệp của nước nhà.

Mưa trong thơ ngự chế của Minh Mệnh hiện lên thật bình dị, những bài thơ về vũ có chú thích ngày tháng ở bên như là sự ghi lại về những ngày mưa. 雨 (七月十二夜 ) Vũ (thất nguyệt thập nhị dạ); 雨 (正月初七日) Vũ (chính nguyệt sơ thất nhật); 雨 (二月初三日) Vũ (nhị nguyệt sơ tam nhật); 雨 (五月初一日) Vũ (ngũ nguyệt sơ nhất nhật )…

Người đọc nhìn vào những bài thơ về vũ như thế này sẽ nghĩ rằng đây là nhật kí về sự ghi chép về mưa bằng thơ của Minh Mệnh, tuy nhiên sự thật không phải như vậy. Những cơn mưa đến không phải lúc nào cũng giống nhau và tâm trạng của nhà thơ cũng không phải lúc nào cũng cảm nhận hết về mưa.

Trong bài thơ về Vũ đề ngày 24 tháng 4, ngự chế thi vua Minh Mệnh viết:

雨 (四月二十四日), Vũ (tứ nguyệt nhị thập tứ nhật)

正在流金爍石晴, 忽蒙陣雨應時行. 一天酷暑先潛退, 大地春風倏暗生. 夏穀已收非賴穡, 秋禾方作寔資耕. 昊恩不約同稱頌, 健旺精神四體輕 .

Chính tại lưu kim thước thạch tình, Hốt mông trận vũ ứng thời hành.

Nhất thiên khốc thử tiên tiềm thoái, Đại địa xuân phong thúc ám sinh.

Hạ cốc dĩ thu phi lại sắc, Thu hòa phương tác thực tư canh.

Hạo ân bất ước đồng xưng tụng, Kiện vượng tinh thần tứ thể khinh.

Dịch nghĩa: Đang là lúc nóng như chảy vàng nung đá, Bỗng nhiên gặp trận mưa kịp lúc. Cả bầu trời nắng gay gắt trước giờ âm thầm rút đi, Khắp mặt đất gió xuân thổi đến. Lúa mùa hạ đã thu hoạch chẳng phải dựa vào ai đi cắt nữa, Lúa mùa thu vừa mới làm thực là vẫn phải nhờ việc cày cấy, Ơn lớn của trời không hẹn mà cung nhau ca tụng, Tinh thần sức khỏe nhẹ nhàng tứ thể thảnh thơi.

(Ngự chế thi ngũ tập quyển 2 trang 24)

Tuy nhiên, thể tài về Vũ (mưa) mà vua Minh Mệnh làm không chỉ để nói về mưa đơn thuần của thiên nhiên thời tiết, đằng sau đó là cả tấm lòng của một vị vua đối với lê dân của mình. Các bài thơ về Vũ luôn luôn có những tâm trạng của tác giả về lẽ buồn vui của mình đối với lê dân, có thể là việc cầu mưa, trông mưa để giúp mùa màng của dân được mùa như trong bài thơ: 望 雨 作 Vọng vũ

月 首 甘 霖 止 一 過, 且 嫌 繼 乃 弗 加 多.

青 青 原 有 豐 年 象, 寂 寂 何 無 雨 濟 禾.

籲 懇 九 天 垂 惠 澤, 覃 敷 四野 沐 滂 沱.

俾 令 黎庶 盈 寧 樂, 老 穉 含 哺 鼓 腹 歌.

 Nguyệt thủ cam lâm chỉ nhất qua, Thả hiềm kế nãi phất gia đa.

Thanh thanh nguyên hữu phong niên tượng, Tịch tịch hà vô vũ tế hòa.

Dụ khẩn cửu thiên thùy huệ trạch, Đàm phu tứ dã mộc bàng đà.

Tỉ linh lê thứ doanh ninh lạc, Lão trĩ hàm bô cổ phúc ca.

Dịch nghĩa:

Mưa ngọt đầu tháng chỉ được có một trận,

Vả lại ngờ đâu mãi mà chẳng thêm được thêm chút mưa nào.

Xanh xanh vốn giống như là năm được mùa,

Yên lặng sao không có mưa để mà cứu lúa.

Cầu mong trời cao ban ơn huệ,

Nhờ ơn trời ban mưa lớn thấm khắp nơi.

Khiến cho lê dân nơi nơi đều an vui,

Già trẻ ngậm cơm, vỗ bụng ca.

(Ngự chế thi ngũ tập, quyển 6, trang 29)

Nhìn chung, những bài thơ về thời tiết luôn luôn gắn liền với cuộc sống của lê dân, đặc biệt đó là liên quan đến nông nghiệp. Trong bài Kì tình (cầu tạnh) trích trong Ngự chế thi sơ tập, quyển 9, tờ 15 có câu: “籲 祈 早 錫 溫 和 轉, 高 曜 朱 曦 慰 萬 民”, (Dụ kì tảo tích ôn hòa chuyển, Cao diệu chu hi ủy vạn dân) Cầu mong cho khí hậu sớm chuyển ôn hòa ấm áp, Mặt trời lên sắc đỏ làm cho muôn dân được yên vui.

3.3. Thơ về vịnh phong cảnh, kiến trúc

Các bài thơ về vịnh phong cảnh, kiến trúc của vua Minh Mệnh đa phần là về những công trình kiến trúc trong Đại Nội và các kiến trúc của khu vực Thuận Hóa như: 明 遠 樓 Minh Viễn lâu, 仁 智 堂 Nhân Trí đường, 湖 心 亭 Hồ Tâm đình, 御 園 Ngự viên, 望 湖 樓 Vọng Hồ lâu, 紹 芳 園 Thiệu Phương viên, 卍 字 迴 廊 Vạn Tự hồi lang, 鎮 海 臺 Trấn Hải đài, 怡 然 堂 靜 坐 Di Nhiên Đường tĩnh tọa, 永 芳 軒 Vĩnh Phương hiên, 長 寧 館 Trường Ninh quán, Thiên Thân điện tự huấn, Thiên Hồ đảo khẩu hiệu, 錦春堂 Cẩm Xuân đường, Trừng Tâm tạ ngẫu ngâm, 海靜年風閣默坐 Hải Tĩnh Niên Phong các mặc tọa.

Trong bài 錦 春 堂 Cẩm Xuân đường vua Minh Mệnh có viết:

雨 後 風 推 白 霧 開, 依 然 紅 日 上 昭 回.

山 遙 一 色 如 藍 染, 庭 近 群芳 若 錦 堆.

墙 外 鶯 聲 喧 茂 樹, 階 前 石 秀 點 群 苔.

花 草 正 在 爭 春 色, 寄 語 東 皇 且 慢 催

 Vũ hậu phong thôi bạch lộ khai, Y nhiên hồng nhật thượng chiêu hồi.

Sơn dao nhất sắc như lam nhiễm, Đình cận quần phương nhược cẩm đôi.

Tường ngoại oanh thanh huyên mậu thụ, Giai tiền thạch tú điểm quần đài.

Hoa thảo chính tại tranh xuân sắc, Kí ngữ đông hoàng thả mạn thôi.

Dịch nghĩa:

Sau cơn mưa, gió lay động những hạt sương trắng, Mặt trời lại sang lên như lúc trước. Xa xa núi như nhuộm một màu lam, Quanh sân hoa cỏ như một đống gấm. Ngoài tường chim oanh hót huyên náo trên cây rậm, Trước thềm đá đẹp điểm rêu xanh. Hoa cỏ chính là lúc đang đua nhau khoe với sắc xuân, Xin gửi tới chúa xuân hãy chầm chậm qua.

3.4. Thơ vịnh sử

Trong Ngự chế thi sơ tập (tập thơ Ngự chế đầu tiên) của Minh Mệnh, vấn đề nghiên cứu sử và vịnh sử Trung Quốc, hay làm những bài thơ theo vận của một số nhà thơ nổi tiếng như Lý Bạch, Đỗ Phủ… Qua thống kê phân loại chúng tôi đưa ra danh mục các bài thơ sau: 賦得静夜思步李白原韻 (Phú đắc Tĩnh Dạ tứ bộ Lý Bạch nguyên vận); 詠南華李步唐太宗探得詩原韻 (Vịnh Nam Hoa Lý bộ Đường Thái Tông thám đắc thi nguyên vận); 見清典世宗有三推加一之禮心不取而作(Kiến Thanh điển Thế Tông hữu tam suy gia nhất chi lễ tâm bất thủ nhi tác); 題乾隆御銘端石硯 (Đề Càn Long ngự minh đoan thạch nghiễn); 戲題彭祖觀井圖(Hí đề Bành Tổ quan tỉnh đồ); 題黥布傳 (Đề Kình Bố truyện); 又題漢王待黥布事(Hựu đề Hán Vương đãi Kình Bố sự); 讀史十咏 (Độc sử thập vịnh): 漢高祖分羹(Hán Cao Tổ phân canh); 漢光武不為疲(Hán Quang Vũ bất vi bì); 唐太宗貪官賜帛(Đường Thái Tông tham quan tứ bạch);…

Khi nhàn rỗi vua Minh Mệnh thường quan tâm nhiều đến việc đọc sách và nghiên cứu điển xưa tích cũ trong lịch sử. Ngoài ra Minh Mệnh cũng cho sưu tầm mua nhiều thư tịch kinh điển của Trung Quốc. Khi vua Minh Mệnh nghĩ đến việc chấn hưng văn hóa, thi ân với rừng Nho sĩ nên đã đưa ra nhiều chính sách để thu mua sách vở, để thưởng cấp cho đủ. Trong đó các sách như Tứ Thư, Ngũ Kinh, Tiểu học thể chú đều được cấp cho Quốc tử giám mỗi loại 50 bộ, còn các sách như văn sách, chế nghệ, luật phú, thí thiếp mỗi loại 300 bộ, từ đó khiến cho việc học được mở rộng thêm nhằm chấn hưng văn hóa nước nhà. Trong Ngự chế thi sơ tập phần vịnh sử quyển 6, vua Minh Mệnh có nói rằng: “[Ta] ngồi trong phòng sách trong công việc rảnh rỗi, lựa chọn chỉ ra những điều về cách trị loạn từ xưa đến nay, có ý chọn lọc để răn dạy khuyên bảo, dám so với bút pháp của Khổng Tử, rảnh rỗi nghĩ về sách của Tư Mã Thiên. Thơ không cần sự tinh xảo chỉ cốt tìm sự đánh giá. Ngày nay xử lý công việc đều có thể kiểm chứng giám sát, để răn dạy cho mọi người, chẳng phải cốt để khen chê tốt xấu mà chỉ kiểm nghiệm được việc được mất, lựa chọn vài câu dùng làm bài thơ”.

Như vậy, vua Minh Mệnh cho rằng đọc sử của Khổng Tử hay của Tư Mã Thiên viết cốt để biết được nguyên do của lẽ trị loạn, dùng những kiến thức đó để răn dạy cho mọi người, xem xét việc được mất của chính sự, và để xử lý trong công việc.

Đối tượng vịnh sử trong thơ Minh Mệnh không phải là những hình mẫu lí tưởng của Nho gia như các vua Nghiêu, Thuấn, Văn, Vũ…hay thiếu vắng những bề tôi trí quân trạch dân như Chu Công, Y Doãn…Những nhân vật mà Minh Mệnh nhắc đến trong thơ vịnh sử của mình bao gồm những con người xuất hiện từ trong sự thật lịch sử và những sự kiện lịch sử cùng những câu chuyện lịch sử có thật trong những bối cảnh lịch sử hết sức sống động.

Trong Độc sử thập vịnh của Minh mệnh chính là chùm thơ vịnh về các ông vua đời Hán, Đường, Minh, Thanh, bên cạnh đó là những bề tôi. Các vua được thể hiện trên cả hai phương diện tốt cũng có mà xấu cũng có, ngay cả các bề tôi cũng vậy, cũng có bề tôi trung thành hết mực được khen ngợi, nhưng cũng có những bề tôi phản nghịch bị xã hội chê ghét.

Trong bài thơ漢高祖分羹 Hán Cao tổ phân canh vua Minh Mệnh đã viết:

雖莫奈何急計生, 至情安忍戲分羹.

天倫父子君臣重, 信 布終難使盡誠

(分羹之語,苟係一時急計, 然父子出於天性至情何忍以此為戲 . 夫有父子然後有君臣,信 布之反叛不忠亦難全責於彼等者也)

Tuy mạc nại hà cấp kế sinh,Chí tình an nhẫn hý phân canh.

Thiên luân phụ tử quân thần trọng, Tín, Bố chung nan sử tận thành.

(Phân canh chi ngữ, cẩu hệ nhất thời cấp kế, nhiên phụ tử xuất ư thiên tính, chí tình hà nhẫn dĩ thử vi hý, Phù hữu phụ tử nhiên hậu hữu quân thần, Tín, Bố chi phản bạn bất trung, diệc nan toàn trách ư bỉ đẳng giả dã.)

Tạm dịch:

Hán Cao tổ chia canh

Tuy là chẳng có gì gấp bằng kế sinh nhai,

Đã chí tình sao nỡ đùa chia canh.

Đạo trời luân lý tình cha con vua tôi làm trọng,

Rút cuộc cũng không thể khiến cho Hàn Tín và Kình Bố trung thành được.

(Câu xin chia canh, tuy là nảy sinh trong lúc cấp bách, tuy nhiên tình cha con bởi do thiên tính, đến nỗi phải nhẫn tâm đem việc đó để làm trò đùa. Ôi có cha con rồi sau đó mới có vua tôi, bọn Hàn Tín, Kình Bố làm phản, không trung thành, cũng khó mà hoàn toàn trách bọn chúng được).

Trong quyển 9, Ngự chế thi sơ tập, Minh Mệnh cũng nói rõ dụng ý vịnh sử Trung Quốc của mình. Đó không phải là bắt trước các văn nhân mà là kiểm nghiệm lẽ hưng suy: “冬日天寒中宵默坐因萬幾之少暇爰一覽以怡情驗明世之興衰閱朱家之政體非效文人而好為議論實憑公道而用以勸懲數言紀事摘簡除繁十咏敷辭黜訛務實雖未能仰追春秋之筆亦不必傍比杜李之文豈謂尋章摘句致令詩不求工原非誇麗亦是言應務樸爰舒小引用冠諸篇. 建號武皇屢改更李唐趙宋不須評紀元惟一獨明世百代應宜效此行”(Đông nhật thiên hàn, trung tiêu mặc tọa, nhân vạn cơ chi thiểu hạ. Viên nhất lãm di tình nghiệm minh thế chi hưng suy, duyệt Chu Gia chi chính thể. Phi hiệu văn nhân nhi hảo, vi nghị luận thực bằng công đạo dĩ khuyến trừng, sổ ngôn kỉ sự, trích giản trừ phồn, thập vịnh phu từ, truất ngoa vụ thực, tuy vị năng ngưỡng truy Xuân Thu chi bút, diệc bất tất bàng tỉ Đỗ Lý chi văn. Khởi vị tầm chương trích cú, trí lệnh thi bất cầu công nguyên phi khoa lệ diệc thị ngôn ưng vụ phác. Viên thư tiểu dẫn dụng quan chư thiên. Kiến hiệu Vũ Hoàng lũ cải cánh Lý Đường Triệu Tống bất tu bình kỉ nguyên. Duy nhất độc Minh đại ưng nghi hiệu thử hành). “Ngày đông trời lạnh giá, nửa đêm ngồi lặng yên, nhân có chút rảnh rỗi. Bèn xem xét vui vẻ nghiệm xét lẽ hưng suy ở đời, xem chính thể của nhà Chu. Chẳng phải để mà bắt trước văn nhân để làm tốt lấy đó để bàn bạc việc thực dựa vào công đạo dùng để khuyên răn, vài lời ghi chép trích lấy chỗ giản yếu, trừ bỏ chỗ phiền phức, mười bài ngâm ngợi đủ để trừ bỏ lỗi lầm. Tuy chưa thể dựa vào để theo bút pháp Xuân Thu, cũng không cần phải sánh ngang hàng với văn chương của Đỗ Phủ, Lý Bạch. Há bảo rằng tầm chương trích cú, đến như thơ không cần gọt rũa, chẳng phải để mà khoa trương vẻ đẹp đẽ cũng chính là nói như thế nên để tự nhiên. Bèn thong thả làm tiểu dẫn dụng để thêm vào thiên này,…

3.5. Thơ vịnh đồ vật

Thơ vịnh vật của vua Minh Mệnh được thể hiện trong Ngự chế thi rất phong phú. Những đồ vật đi vào trong thơ một cách tự nhiên như Cửa sổ kính (Pha lê song) 玻 璃 窗, Kính viễn vọng (Thiên lý kính) 千 里 鏡, Vịnh đèn biển (Vịnh Dương đăng) 咏洋燈, Vịnh cái cân của trời (Vịnh thiên bình hành) 咏 天 平 衡, Vịnh ngọc như ý (Vịnh ngọc như ý) 咏 玉 如 意 …

Trong bài thơ 咏 天 平 衡Vịnh thiên bình hành, Vịnh cái cân thiên bình Minh Mệnh viết:

是非多少欲咸呈, 舉秤而知別重輕.

斤兩東西無錯誤, 毫釐彼此要公平.

意誠有定針方直, 心正無偏物始明.

萬彙一彈都了會, 惟憂功過寔難衡.

Phiên âm:

 Thị phi đa thiểu dục hàm trình, Cử xứng nhi tri biệt trọng khinh.

Cân lượng đông tây vô thác ngộ, Hào li bỉ thử yếu công bình.

Ý thành hữu định châm phương trực, Tâm chính vô thiên vật thủy minh.

Vạn vựng nhất đàn đô liễu hội, Duy ưu công quá thực nan hành.

Dịch nghĩa:

Đúng sai, nhiều ít đều muốn được rõ ràng,

Nâng cân lên mà biết phân biệt nặng nhẹ.

Cân đồ vật để không sai lầm,

Không mảy may một chút này nọ chỉ cốt được công bằng.

Ý thành thực đã định phương châm thẳng thắn,

Lòng ngay thẳng không thiên lệch, muôn vật mới được sáng tỏ.

Muôn vật chỉ cần cân lên là có thể hiểu được,

Duy chỉ có điều lo công tội khó mà cân được.

Mặc dù nói là vịnh cái cân thiên bình, nhưng lồng ghép trong đó là cả một suy nghĩ về chính sự. Đó là làm sao để chính sự được cân bằng, lòng người được yên ổn, công tội phải phân minh rạch ròi. Đó chính là điều mà các bậc quân vương hướng tới.

3.6. Thơ về việc tự huấn, tự răn

Thơ tự huấn trong Ngự chế thi tập khoảng 20 bài, tuy nhiên trong những bài thơ cụ thể đâu đó vẫn có những câu thơ cuối cùng để tự răn mình. Đúng như Minh Mệnh đã từng nói: “những bài ta làm phần nhiều liên quan đến việc tự răn mình về những lẽ kính trời, yêu dân, theo dõi nắng mưa để xem thời, chẳng phải là những lời hoa mĩ làm vui lòng người nghe” …(Trích trong bài tựa Ngự chế thi sơ tập).

Trong bài: Tự răn mình (Tự huấn自訓 ) vua Minh Mệnh viết:

君 道 貴 納 言, 仍 分 別 邪 正

正 言 必 勉 從, 邪 言 勿 可 聽

奸 宄 為 身 家, 忠 誠 謀 國 政

毫 釐 千 里 差, 日 夜 澄 心 鏡

Phiên âm:

Quân đạo quý nạp ngôn, Nhưng phân biệt tà chính.

Chính ngôn tất miễn tòng, Tà ngôn vật khả thính.

Gian nhũng vị thân gia, Trung thành mưu quốc chính.

Hào li thiên lý sai, Nhật dạ trừng tâm kính.

Dịch nghĩa: Tự răn mình

Đạo của người làm vua quý ở chỗ biết lắng nghe những lời can gián,

Nhưng lại phải phân biệt được chính tà.

Lời ngay thẳng tất gắng sức để làm theo,

Lời gian tà chớ có lắng nghe.

Bọn gian tà chỉ lo cho mình và nhà mình,

Người trung thành thì lo cho đất nước.

Sai một li là đi một ngàn dặm,

Ngày đêm yên lặng nhắc nhở để soi lại mình.

(Ngự chế thi sơ tập,quyển1, tờ số 20)

3.7. Tư tưởng yên dân trong thơ Minh Mệnh

Tư tưởng ái dân – yên dân được thể hiện trong nhiều bài thơ trong bộ ngự chế thi tập, trong đó có rất nhiều bài thơ vua viết về việc cầu mưa cầu tạnh cho mùa màng được tươi tốt thuận lợi, bên cạnh đó cũng có nhiều bài ghi lại cảm xúc của mình khi các nơi báo về mùa màng được mùa. Những lúc như thế ông luôn muốn muôn dân được bình an, và luôn cầu trời, cảm ơn trời để phù hộ cho muôn dân. Những bài thơ như: Muôn phương yên ổn, Đêm thu nghe tiếng dế kêu, Nửa đêm nhớ về phương Bắc giải bày nỗi lòng, Lấy gì để làm vui,

Hà dĩ duyệt (ngũ thủ) 何以悅五首

何以悅吾心, 歲豐災不侵. 田廬俯仰給, 老稚歡娛忱.

何以悅吾志, 循良作官吏. 為國不為家, 愛民不愛利.

何以悅吾懷, 文武棟梁材. 咨爾濟川楫, 咨爾調羹梅.

何以悅吾意, 四民安所事. 從正不陷邪, 吉趨而凶避.

何以悅得乎, 撫膺難矣夫. 尚邀帝所賜, 前景未全娛.

Phiên âm:

Hà dĩ duyệt ngô tâm? Tuế phong tai bất xâm. Điền lư phủ ngưỡng cấp, Lão trĩ hoan ngu thầm.

Hà dĩ duyệt ngô chí? Tuần lương tác quan lại. Vi quốc bất vi gia, Ái dân bất ái lợi.

Hà dĩ duyệt ngô hoài? Văn võ đống lương tài. Tư nhĩ tế xuyên tiếp, Tư nhĩ điều canh mai.

Hà dĩ duyệt ngô ý? Tứ dân an sở sự, Tòng chính bất hãm tà, Cát xu nhi hung tị.

Hà dĩ duyệt đắc hồ? Phủ ưng nan hĩ phù. Thượng yêu đế sở tứ, Tiền cảnh vị toàn ngu.

Dịch nghĩa: Lấy gì để làm vui (5 bài)

Lấy gì để lòng ta được vui? Năm được mùa tai ương chẳng đến. Nhà nông trên đủ thờ cha mẹ dưới đủ nuôi vợ con, Từ già đến trẻ đều vui mừng .

Lấy gì để vui được chí ta đây? Người làm quan ắt làm theo điều lương thiện. Vì việc nước chẳng vì nhà, Yêu dân chúng chứ đừng ham lợi lộc.

Lấy gì để làm vui lòng ta? Quan văn võ là tài năng của nước nhà. Ngươi hãy làm mái chèo vượt sông, Nhà ngươi hãy gia giảm nấu canh chua.

Lấy gì để làm vui ý ta? Tứ dân yên ổn với việc của mình. Theo điều ngay thẳng không bị rơi vào điều xấu, Điềm lành tới nhanh điều xấu mau tránh.

Lấy gì để làm vui được nhỉ? Vỗ ngực than ôi khó ru. Bề tôi chuộng mong vua ban cho lộc, Nhìn cảnh trước mặt chưa thể nào mà vui trọn vẹn.

Trong đó bài thơ trên có thể nhận thấy vua Minh Mệnh có tấm lòng vì dân như thế nào. Đó là những lời khuyên quan lại phải biết vì nước vì dân, yêu dân phụng sự dân không ham lợi lộc mà tư lợi cho riêng mình. Vua lại vì tứ dân mà mong mỏi cho họ được yên ổn với công việc của họ, mong cho họ có nhiều may mắn, điều xấu tránh xa để đi theo điều ngay thẳng mà không làm điều ác.

Yêu dân lo cho dân cũng chính là mong cho được mùa, nhiều bài thơ gắn chặt với tâm trạng của vua Minh Mệnh với niềm vui được mùa khi thời tiết thuận hòa. Có một điều mà trong thơ Minh Mệnh thường gắn với việc mưa thuận gió hòa mùa màng bội thu đều có công ơn của trời cao. Vì vậy, trong những bài thơ này Minh Mệnh không bao giờ quên ơn trời đã độ trì ban phước lành cho bách tính của mình. Đó cũng là nỗi lòng của người đứng đầu nhà nước quan tâm lo lắng với con dân của mình.

Hay như trong bài thơ: Cận lai cam lâm lũ bái nhi nhật gian vũ dương phả xưng nhược thời, hồi tư khứ lạp bất miễn kì cầu, hà hạnh kim đông đa mông huệ trạch, liêu thành thất tự cảm úy ngũ trung. vua Minh Mệnh viết:

近來甘霖屢沛而日間雨暘頗稱時若,回思去臘不免祈求,何幸今冬多蒙惠澤,聊成七字感慰五衷.

甘霖去臘猶難遍,膏惠今冬已靡私.暘雨均勻調土氣,寒暄更迭順天時.

園中萬樹榮何悴,野外百禾秀且滋.開歲再叨春澤普,多稌處處遂心期.

Phiên âm:

Cam lâm khứ lạp do nan biến, Cao huệ kim đông dĩ mĩ tư.

Dương vũ quân quân điều thổ khí, Hàn huyên cánh điệt thuận thiên thời.

Viên trung vạn thụ vinh hà tụy, Dã ngoại bách hòa tú thả tư.

Khai tuế tái thao xuân trạch phổ, Đa đồ xứ xứ toại tâm kì.

Tạm dịch:

Gần đây mưa ngọt dầm dề mà hàng ngày mưa nắng thuận lợi, nhớ lại mùa đông năm trước phải cầu đảo, may mắn mùa đông năm nay đội ơn huệ mưa nhiều, bèn làm bài thơ bảy chữ ghi lại để an ủi.

Mùa đông năm ngoái mưa ngọt khó mà rải khắp nơi, Mùa đông năm nay ơn huệ chẳng riêng nơi nào. Mưa nắng điều hòa với đất đai thổ nhưỡng, Nóng lạnh thay đổi thuận thời với tiết trời. Trong vườn muôn cây tươi tốt nào có ủ rũ. Ngoài đồng muôn lúa tốt tươi nảy nở. Đầu năm lại được mưa xuân thấm khắp, Khắp nơi nơi lúa nhiều hợp với lòng mong mỏi.

4. Lời kết

Mặc dù bộ Ngự chế thi tập của Minh Mệnh tại Đà Lạt không được đầy đủ, nhưng đây lại là những ván in độc bản có thể khảo cứu được tư liệu gốc một cách chính xác. Hơn nữa tư liệu này góp phần không nhỏ vào việc nghiên cứu lịch sử hình thành nghề khắc ván in mộc bản ở Huế cũng như ở Việt Nam thời phong kiến. Nội dung trong thơ Ngự chế của Minh Mệnh đa dạng về thể tài bao quát nhiều mặt trong đời sống xã hội lúc bấy giờ. Đặc biệt là mảng thơ chính sự, nông nghiệp, thời tiết, tự huấn đã nói lên phần nào tính cách cũng như sự cần chính sự của vua Minh Mệnh lúc bấy giờ.

Thơ Ngự chế của vua Minh Mệnh có cái hồn khẩu khí của bậc đế vương khi đọc những chùm thơ vịnh sử Trung Quốc. Ông chê những vị vua không biết dung người hiền hay có những chính sách sai trái, ông khen những bề tôi hết lòng tận trung và chê những bề tôi đại nghịch bất đạo.

Người đọc cũng dễ dàng bắt gặp trong thơ Ngự chế những công trình kiến trúc nổi tiếng ở Đại Nội hay ở một địa phương nào đó trên đất nước, hay những cảnh đẹp của chốn ngự viên cung đình…tất cả đã làm nên một Ngự chế thi đa dạng về thể tài nhưng vẫn ẩn chứa trong đó là một vị vua yêu dân, chăm lo đến đời sống của nhân dân.

Mặc dù với một số lượng lớn thơ ngự chế được vua Minh Mệnh sáng tác đa phần nhằm mục đích “kính trời, yêu dân, chiêm nghiệm mưa nắng hay để tự răn mình cho mình tốt hơn…”, có thể nói những sáng tác này để nhằm một mục đích phục vụ cho chính sự và gắn liền với chính sự nước nhà.

Chú thích:
[1] Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục (bản dịch của Viện Sử học), 2004, tập 3, Nxb Giáo dục, tr 130-131.
[2] Bài tựa Ngự chế thi Sơ tập.
[3] Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục (bản dịch của Viện Sử học), 2004, tập 3, Nxb Giáo dục, tr 462.
[4] Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục (bản dịch của Viện Sử học), 2004, tập 3, Nxb Giáo dục, tr 528.
[5] Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục (bản dịch của Viện Sử học), 2007, tập 6, Nxb Giáo dục, tr 55.
[6] Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục (bản dịch của Viện Sử học), 2007, tập 6, Nxb Giáo dục, tr 448.
[7] Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục (bản dịch của Viện Sử học), 2007, tập 6, Nxb Giáo dục, tr 189.
[8] Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục (bản dịch của Viện Sử học), 2007, tập 6, Nxb Giáo dục, tr 29.
[9] Trích Ngự chế thi sơ tập tự.
[10] Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục (bản dịch của Viện Sử học), 2007, tập 6, Nxb Giáo dục, tr 267.
[11] Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục (bản dịch của Viện Sử học), 2007, tập 5, Nxb Giáo dục, tr 843
[12] Minh Mệnh ngự chế văn (bản dịch của Trần Văn Quyền (2000), Viện nghiên cứu Hán Nôm, Hn, tr 323-324.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Minh Mệnh ngự chế thi, ký hiệu H83A, H84, H86, H87, H88, tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV, Đà Lạt.

2. Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục (bản dịch của Viện Sử học), 2004, tập 1, Nxb Giáo dục.

3. Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục (bản dịch của Viện Sử học), 2004, tập 2, Nxb Giáo dục.

4. Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục (bản dịch của Viện Sử học), 2004, tập 3, Nxb Giáo dục.

5. Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục (bản dịch của Viện Sử học), 2004, tập 4, Nxb Giáo dục.

Nguyễn Huy Khuyến – Phạm Yến