“Hậu phương thời chiến giữa thế kỷ XX” là chủ đề của triển lãm ảnh chuyên đề do Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV – Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước phối hợp với Bảo tàng Tuổi trẻ Việt Nam và Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức, sẽ được khai mạc sáng mai (11/4), tại Hà Nội.

Chào quê hương, các chàng trai Thủ đô vào chiến trường niềm Nam chiến đấu năm 1971. Ảnh: Mầu Hoàng Thiết

Chào quê hương, các chàng trai Thủ đô vào chiến trường niềm Nam chiến đấu năm 1971. Ảnh: Mầu Hoàng Thiết

Triển lãm sẽ giới thiệu hơn 100 tác phẩm của nghệ sĩ nhiếp ảnh Mầu Hoàng Thiết về hậu phương miền Bắc hỗ trợ đắc lực sức người, sức của cho “thành đồng” miền Nam ruột thịt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Dân quân thời chiến chống Mỹ ở xã An Thượng, huyện Hoài Đức, Hà Nội (Hà Tây cũ), năm 1967. Ảnh: Mầu Hoàng Thiết

Dân quân thời chiến chống Mỹ ở xã An Thượng, huyện Hoài Đức, Hà Nội (Hà Tây cũ), năm 1967. Ảnh: Mầu Hoàng Thiết

Triển lãm nhằm tuyên truyền, phổ biến ý nghĩa và tôn vinh giá trị của tài liệu nói chung và tài liệu ảnh nói riêng trong đời sống xã hội và công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; giúp công chúng hiểu hơn về cuộc sống bình dị, đời thường của nhân dân miền Bắc, về hậu phương lớn cho cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ của một dân tộc bất khuất kiên cường, khát khao và yêu chuộng hòa bình.

Món quà "Chiếc gậy Trường Sơn" tặng trai làng nhập ngũ ở huyện Văn Giang, Hưng Yên, năm 1967. Ảnh: Mầu Hoàng Thiết

Món quà “Chiếc gậy Trường Sơn” tặng trai làng nhập ngũ ở huyện Văn Giang, Hưng Yên, năm 1967. Ảnh: Mầu Hoàng Thiết

Một phần xác của máy bay F4 rơi xuống cánh đồng xã An Thượng, huyện Hoài Đức, Hà Nội (Hà Tây cũ), năm 1967. Ảnh: Mầu Hoàng Thiết

Một phần xác của máy bay F4 rơi xuống cánh đồng xã An Thượng, huyện Hoài Đức, Hà Nội (Hà Tây cũ), năm 1967. Ảnh: Mầu Hoàng Thiết

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Mầu Hoàng Thiết là hội viên sáng lập Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam năm 1965 tại Hà Nội. Ông là nghệ sĩ có thâm niên hơn 50 năm chụp ảnh thông tấn, ảnh nghệ thuật; là tác giả của 5 tác phẩm được Chủ tịch nước tặng “Giải thưởng Nhà nước” ngày 19/4/2017 tại Hà Nội.

Nhà trường, gia đình, bạn bè tiễn đưa sinh viên Trường Đại học Tổng hợp lên đường nhập ngũ, năm 1971. Ảnh: Mầu Hoàng Thiết

Nhà trường, gia đình, bạn bè tiễn đưa sinh viên Trường Đại học Tổng hợp lên đường nhập ngũ, năm 1971. Ảnh: Mầu Hoàng Thiết

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Mầu Hoàng Thiết cũng như nhiều nghệ sĩ nhiếp ảnh cả nước, xung phong ra chiến trường để ghi vào ống kính những tội ác quân xâm lược, chiến công quân và dân ta trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

Những vựa ngô ven sông Hồng, sông Đáy trong kháng chiến chống Mỹ, năm 1967. Ảnh: Mầu Hoàng Thiết

Những vựa ngô ven sông Hồng, sông Đáy trong kháng chiến chống Mỹ, năm 1967. Ảnh: Mầu Hoàng Thiết

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng dân tộc, thống nhất hai miền Nam Bắc đã thôi thúc mạnh mẽ nhân dân miền Bắc thi đua lao động sản xuất, chiến đấu, góp phần làm nên sức mạnh tổng hợp trên mặt trận đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại giao; thể hiện tinh thần đoàn kết, yêu chuộng và mong muốn hòa bình của dân tộc Việt Nam, góp phần đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đi đến thắng lợi hoàn toàn mùa xuân năm 1975. Những hình ảnh của tác giả Mầu Hoàng Thiết vào thời kỳ đó đã được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng và lưu giữ đến nay để trưng bày tại triển lãm này.

Những cô gái ba đảm đang quạt thóc vàng gửi ra tiền tuyến ở Vũ Thư, Thái Bình, năm 1967. Ảnh: Mầu Hoàng Thiết

Những cô gái ba đảm đang quạt thóc vàng gửi ra tiền tuyến ở Vũ Thư, Thái Bình, năm 1967. Ảnh: Mầu Hoàng Thiết

Triển lãm chuyên đề “Hậu phương thời chiến giữa thế kỷ XX” không chỉ phần nào tái hiện bức tranh sinh động về lịch sử dân tộc giai đoạn 1954 -1975 trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống Mỹ, mà còn phản ánh một dân tộc khát vọng độc lập, tinh thần chiến đấu, hy sinh vì nền độc lập thống nhất nước.

Đón con sau giờ trực chiến ở Hải Dương, năm 1967. Ảnh: Mầu Hoàng Thiết

Đón con sau giờ trực chiến ở Hải Dương, năm 1967. Ảnh: Mầu Hoàng Thiết

Được biết, sau triển lãm, nhiếp ảnh gia Mầu Hoàng Thiết và gia đình sẽ bàn giao cho Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV, thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước những tác phẩm được sử dụng trong triển lãm và những phim gốc. Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV được quyền sử dụng, bảo quản, lưu trữ cho thế hệ mai sau.

Bé đến lớp nơi sơ tán. Con em công nhân Nhà máy in Tiến Bộ, Hà Nội sơ tán về xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây, năm 1967. Ảnh: Mầu Hoàng Thiết

Bé đến lớp nơi sơ tán. Con em công nhân Nhà máy in Tiến Bộ, Hà Nội sơ tán về xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây, năm 1967. Ảnh: Mầu Hoàng Thiết

Nguồn: congluan.vn